top of page
Writer's pictureHoa Le

TRẺ TỰ KỶ - ĂN GÌ, KHÔNG ĂN GÌ

“Từ tiêu hóa đến dinh dưỡng đến hành vi: các bước nhảy khổng lồ? Không thật sự như vậy. Theo tôi không có gì quan trọng hơn đối với hành vi là có đường ruột “hạnh phúc” do ăn uống tốt” - Patricia Lemer.


Bài này sẽ viết về chế độ ăn cho trẻ tự kỷ, không có những thức ăn có thể gây hại đến kể cả hệ đường ruột nhạy cảm nhất.

Làm thế nào để biết trẻ có đủ dinh dưỡng? Chuyên gia dinh dưỡng Kelly Dorfman đã so sánh như sau:


Một đứa trẻ đủ dinh dưỡng là đứa trẻ có sắc mặt tươi hồng, khỏe mạnh, quan tâm đến nhiều loại thức ăn khác nhau, thích ứng tốt với các chương trình trị liệu, mắt sáng và hơi thở trong lành. Trong khi đó một đứa trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ có sắc mặt vàng hoặc xám, ốm ít nhất ba lần một năm, kén ăn, tính tình thất thường và khó đoán, ánh mắt lờ đờ, hơi thở chua hoặc hôi.

Viện nghiên cứu tự kỉ và người sáng lập Bernard Rimland, tiến sĩ tâm lý và là cha của một trẻ tự kỉ, đã theo dõi những chương trình điều trị tự kỷ, ông thu thập các bằng chứng cho đến năm 2009 từ 27.000 cha mẹ về kết quả của việc thay đổi chế độ ăn. Trên 50% cho thấy thay đổi tích cực về hành vi khi loại bỏ một số thức ăn gây hại. Điều quan trọng nhất là khi ngừng sử dụng thuốc thì rất ít các hành vi của trẻ xấu đi sau khi loại bỏ các thức ăn đó.


Bước đầu tiên là quyết định ăn cái gì và bỏ cái gì. Trong quyển sách “Chữa lành con của bạn bằng thức ăn”, Kelly Dorfman đã nói rằng mọi vấn đề về chế độ ăn đối với hầu hết trẻ đều dựa trên hai nguyên lý: thiếu những gì cơ thể cần hoặc là thừa những gì gây hại cho cơ thể. Vì nhiều trẻ tự kỷ rất kén ăn nên cha mẹ cảm thấy sợ hãi vì lo con sẽ bị đói. Nhưng các chuyên gia cho rằng trẻ sẽ không bao giờ bị đói, sẽ có đủ đồ ăn cho chúng ở các siêu thị, chỉ cần chúng ta tìm được những gì tốt cho con.


CHO TRẺ THỨC ĂN TỐT

Chế độ ăn tốt bao gồm những từ đơn giản sau: “ĂN THỨC ĂN THẬT (real food)”, “KHÔNG ĂN QUÁ NHIỀU”, và “PHẦN LỚN THỰC VẬT”. Hãy cố gắng giữ một chế độ ăn cân bằng nhiều loại thức ăn KHÔNG TINH LUYỆN và KHÔNG CHẾ BIẾN SẴN. Đối với rất nhiều trẻ tự kỉ những đồ ăn chưa chế biến thì an toàn hơn và ít khả năng gây hại hơn so với thức ăn chế biến sẵn, những thức ăn có rất nhiều thành phần đặc biệt là chất phụ gia.


Hãy cho trẻ ăn thức ăn tươi, nếu có thể thì ăn đồ hữu cơ và theo mùa. Giảm thiểu tối đa thức ăn đóng lọ, đóng hộp, đóng gói và lon. Đồ hộp nhiễm BPA, từ lớp lót nhựa bên trong. Hãy đọc kỹ nhãn thức ăn, thực ra những thức ăn thật thì không có nhãn.

Ăn đa dạng đạm chất lượng cao và chất béo. Ăn nhiều thực vật, trái cây và rau củ. Hãy loại bỏ hoàn toàn chất béo không bão hòa và thay bằng những loại chất béo như cá nước lạnh, các loại hạt, rau có nhiều Omega 3, hãy thay đổi các loại thức ăn thường xuyên.


LOẠI BỎ THỨC ĂN KHÔNG TỐT

Bắt đầu, từng bước một, hãy thay thế những gì con bạn đang ăn bằng chính thức ăn đó nhưng là sản phẩm có CHẤT LƯỢNG TỐT hơn. Và cố gắng để đưa những THỨC ĂN MỚI vào danh sách thức ăn của con. Hãy thay thế kẹo bánh bằng đồ hữu cơ không có chất tạo ngọt. Hãy bỏ tất cả những thức ăn biến đổi gien. Ăn thức ăn HỮU CƠ nếu có thể. Hãy chọn những đồ ăn TƯƠI thay cho đồ ăn đông đá và đồ hộp.


Trong vòng năm mươi năm qua, màu nhân tạo, chất điều vị, chất bảo quản, những chất độc kích thích não (excitotoxin) và đường đã được thêm vào trong thức ăn để làm tăng vị, mùi của chúng và cho chúng thời hạn bảo quản lâu hơn. Ngành công nghiệp phụ gia thực phẩm cố gắng làm cho chúng ta nghiện các chất này để bán ngày càng nhiều.


Hầu hết thức ăn đã qua chế biến có những chất điều vị nhưng ít ai biết hoặc quan tâm. Bạn cần có bằng tiến sĩ trong ngành chế biến thực phẩm để biết cái gì thật cái gì giả. Màu dùng trong thức ăn luôn được đánh số. Màu đỏ số 40 có trong hầu hết mọi thứ liên quan đến dâu tây hay anh đào. Màu vàng số 5 được “giấu” trong khoai tây chiên, nước ngọt và thậm chí cả nước gội đầu. Màu xanh dương số 1 và 2 có ở trong bánh nướng, ngũ cốc, kem và kẹo. Tất cả chúng đều gây ra các rủi ro sức khỏe, từ tăng động nhẹ cho đến dị ứng, rồi đến ung thư.


Đường có mặt khắp nơi. Ngày nay hầu hết tất cả các sản phẩm đã qua chế biến từ bơ đậu phộng cho đến sốt cà chua, súp, khoai tây chiên đều đã được thêm đường. Sinh tố thường được cho là lành mạnh, nhưng nó là một trong những nguồn đường hay bị bỏ qua. Hãy pha loãng sinh tố và chỉ cho trẻ uống khoảng 250 mil một ngày.


Thức ăn biến đổi gien đã len lỏi vào tủ lạnh và lên bàn ăn của chúng ta, chúng không phải là thức ăn thật. Người ta thay đổi gien của mùa màng bằng glyphosate. Chúng ta đã biết glyphosate gây hại đường ruột. Việc tránh thức ăn biến đổi gien rất cần thiết, đặc biệt là với trẻ tự kỷ, cũng như cho bất kỳ ai muốn khỏe mạnh. Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy những thức ăn đã qua chế biến có những chất phụ gia như mì chính (một dạng excitotoxin) có thể góp phần vào nguyên nhân gốc rễ của các rối loạn chậm phát triển, những vấn đề về học tập và hành vi ở rất nhiều trẻ.


Một trong những nhà tiên phong về thức ăn cần loại bỏ ở những trẻ có vấn đề hành vi là bác sĩ Doris Rapp, tác giả sách “is this your child?/Đây là con bạn?”. Trong vòng ít nhất 50 năm, bà đã tích cực bênh vực cho trị liệu thay đổi chế độ ăn, bước đầu tiên để cải thiện kết quả học tập và hành vi. Bà đã phát triển chế độ ăn loại bỏ theo tuần từng thức ăn, có hướng dẫn rõ ràng và dễ sử dụng, với những thức ăn thật có thể làm hại trẻ: sữa, các sản phẩm sữa, thức ăn có chứa casein, thức ăn có chứa gluten và bột mì, trứng và đường. Bạn có thể thử với trẻ chế độ này trước khi có ý định thực hiện các chế độ ăn chặt chẽ hơn vì bạn có thể không cần đến.


Những thức ăn gây hại đến tiêu hóa của trẻ đôi khi lại chính những thức ăn mà chúng thèm, ví dụ như sữa và bánh mì. Tác động của thức ăn lên hành vi có thể rất mạnh. Sau khi loại bỏ một số thức ăn gây hại khỏi chế độ ăn của trẻ, cha mẹ thường nhận thấy cải thiện đáng kể các kỹ năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp mắt và kết nối xã hội ở trẻ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ phản ứng với thức ăn rất khác nhau, và chúng ta phải tính đến các yếu tố khác, đặc biệt là các yếu tố môi trường mà trẻ tiếp xúc. Theo học thuyết tổng lương tích tụ (Total Load Theory) đôi khi một lượng nhỏ một loại thức ăn gây hại có thể không sao, nhưng nếu nó được ăn cùng với các loại thức ăn gây hại khác, sẽ dẫn đến các triệu chứng. Và chế độ loại bỏ những thức ăn gây hại cần phải được thực hiện ít nhất trong vòng 3 tháng liên tục.


Hoa Le Trích từ sách “Outsmarting Autism”

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page