top of page
Writer's pictureHoa Le

ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ

Các bác sĩ suy nghĩ theo cách mới tin rằng cái mà chúng ta gọi là tự kỷ chính là những biểu hiện bên ngoài của sự tích tụ các căng thẳng trên cơ thể, bao gồm việc tiếp xúc với chất độc, một hệ tiêu hóa bị rối loạn, khả năng thải độc và một hệ miễn dịch yếu kém. Họ muốn chữa lành cho trẻ chứ không phải chỉ kê những đơn thuốc điều trị triệu chứng.


Họ muốn tìm kiếm những yếu tố trung gian, bất cứ gì có thể gây ra các triệu chứng của tự kỷ, những thứ có thể kích hoạt những yếu tố trung gian đó, và các tiền tố (những rủi ro về mặt di truyền và môi trường làm cho một người dễ bị bệnh). Họ dựa vào việc phỏng vấn rất chi tiết, khám sức khỏe, các xét nghiệm, và thường là trực giác và kinh nghiệm của họ để kết luận những khả năng làm cho mỗi bệnh nhân độc nhất.


Một trong những người đi tiên phong này chính là Martha Hubert, một nhà Thần kinh học nhi ở Boston và là một nhà nghiên cứu về sự phát triển của não bộ. Theo bà, tự kỷ không phải là một bệnh hay là một rối loạn não bộ, mà là một rối loạn ảnh hưởng đến não bộ. Chính ảnh hưởng đến não bộ là kết quả của cơ thể không khỏe mạnh. Trong cuốn sách “Autism Revolution/Cuộc Cách mạng về Tự kỷ”, bà đã vận dụng cách tiếp cận toàn bộ cơ thể và tập trung vào những hệ nền tảng như miễn dịch, chức năng đường ruột và thải độc.


Những cha mẹ tiên phong biết rằng các vấn đề về tiêu hóa của con họ, dị ứng hay phản ứng với vắcxin, hoặc các vấn đề liên quan đến hành vi và học tập đều liên quan đến nhau và các mối quan hệ này cần phải được chú ý đến nhiều hơn.


Họ nhận thấy cách cách điều trị truyền thống về y tế (thuốc) và các kỹ thuật quản lý giáo dục có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng, nhưng họ muốn tìm kiếm những kết quả tốt hơn là việc chỉ giúp trẻ bù trừ các khiếm khuyết.


Tất nhiên là vì sự khác biệt cá nhân, không thể có một kế hoạch can thiệp chung cho tất cả trẻ tự kỷ. Chúng ta sẽ cần nhận biết nguyên nhân có thể của tự kỷ ở từng trẻ và sắp xếp ưu tiên cho chương trình can thiệp. Khi chúng ta xử lý từng thứ một thì những yếu tố gây căng thẳng sẽ mất dần và giải phóng được những năng lượng mới cho cơ thể để có thể xử lý các nguyên nhân khác.


Patricia Lemer đề xuất một lộ trình trị liệu dựa trên tiền đề là những đứa trẻ tự kỷ có vấn đề về cơ thể. Thường phải mất nhiều thời gian để cho các yếu tố căng thẳng từ rất nhiều nguồn khác nhau tích tụ dẫn cơ thể đến quá tải và thời điểm đó tự kỷ xuất hiện. Các chức năng sinh học như tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch sẽ phải được ưu tiên trước khi chúng ta muốn một đứa trẻ nói được, giao tiếp mắt, hay lắng nghe, ít nhất là trong một thời gian ngắn để cho cơ thể được chữa lành. Cuối cùng thì việc tập trung vào ngôn ngữ, kĩ năng xã hội và học vấn mới có ý nghĩa.


Chữa lành tự kỷ là một quá trình bắt đầu bằng việc rà soát lại lối sống của một gia đình và thay đổi những hoạt động hàng ngày trước khi trị liệu. Nhưng rồi câu hỏi sẽ là trị liệu nào cần phải được ưu tiên? chúng sẽ mất bao lâu?. Mỗi người đều muốn thấy con tiến bộ ngay lập tức, nhưng mọi sự chữa lành đều mất thời gian. Thực hiện nhiều chương trình trị liệu một lúc cũng có thể sẽ làm cho các hệ thống của cơ thể đang bị căng thẳng quá tải thêm.


Theo Patricia Lemer, năm bước để có thể giúp trẻ tự kỷ là:

1. Loại bỏ những thứ không tốt và thêm vào những thứ tốt cho cơ thể 2. Điều chỉnh lại các vấn đề nền tảng là cấu trúc cơ thể (cơ, xương, khớp...) và phối hợp phản xạ 3. Xử lý các vấn đề giác quan 4. Tập trung vào tương tác, giao tiếp và học 5. Chuẩn bị cho tương lai.

Các bước này được đưa ra theo thứ tự ưu tiên là có lý do của nó, để xử lý từng nguyên nhân khác nhau của tự kỷ một cách gốc rễ. Nếu như bạn chỉ chữa các triệu chứng của tự kỷ thì sẽ không bao giờ có thể chữa lành. Cũng có thể không hoàn toàn chữa lành được cho tất cả mọi người tự kỷ nhưng nó chắc chắn sẽ cải thiện được nhiều chức năng của cơ thể họ.


Hoa Le Trích từ sách “Outsmarting autism”

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page